2520. Trước những cuộc bầu cử của chế độ một đảng ở Việt Nam, Nhà nước trừng phạt các hoạt động kêu gọi dân chủ trên mạng xã hội

Để đảm bảo độc quyền quyền lực của mình, Đảng Cộng sản đã bẻ cong các quy tắc, cấm cạnh tranh chính trị và chi phối mạng xã hội kỹ thuật số.

THE DIPLOMAT  by Tessa Weal – May 21, 2021

Ba Sàm lược dịch

Không giống như đối tác ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền không cảm thấy cần phải xua đuổi các nền tảng truyền thông xã hội, phổ biến có trụ sở tại Hoa Kỳ, khỏi mạng internet trong nước của mình.

Trên thực tế, Việt Nam là nơi có dân số sử dụng Facebook lớn thứ 7 trên thế giới. Tuy nhiên, đảng đã có thể duy trì quyền kiểm soát đối với lĩnh vực kỹ thuật số với hiệu quả đáng báo động. Bất đồng chính kiến trên mạng ​​trực tuyến bị trừng phạt nghiêm khắc, hàng nghìn nhà bình luận ủng hộ chính phủ định hình những câu chuyện thịnh hành và hoạt động của người dùng bị giám sát chặt chẽ.

Những chiến thuật này đã được thể hiện đầy đủ trước cuộc bầu cử lập pháp ngày 23 tháng 5, dẫn đến việc lạm dụng trắng trợn chống lại người dùng và ngày càng tăng áp lực lên các nền tảng truyền thông quốc tế.

Theo nhiều cách, các cuộc bầu cử không gì khác hơn là một nghi thức tái xác nhận độc quyền chính trị đã tồn tại hàng thập kỷ. ĐCSVN là đảng duy nhất được phép trên lá phiếu. Mặc dù một số ứng cử viên độc lập đã được chấp nhận tranh cử, nhưng họ phải chịu sự kiểm tra của cơ quan do ĐCSVN kiểm soát. Trong cuộc bầu cử năm 2016, điều này dẫn đến việc hơn 100 ứng cử viên bị loại, trong đó có nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng, và ĐCSVN đã được trao 473 trong số 500 ghế trong Quốc hội.

Điểm số 18 trên 100 của Việt Nam, trong Chỉ số về Tính dễ bị Xâm phạm trong Bầu cử của Freedom House, phản ánh mức độ thấp của các quyền chính trị và khả năng đàn áp cao, cũng như lĩnh vực trực tuyến bị kiểm soát chặt chẽ.

Mặc dù các nền tảng truyền thông xã hội thường có thể truy cập được trong nước, nhưng các nhà chức trách sử dụng nhiều luật mơ hồ để trừng phạt những ứng cử viên có thể tham gia hoạt động trực tuyến.

Ngay sau khi công bố ý định tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập, ông Trần Quốc Khánh đã bị bắt vào tháng 3 với tội danh sử dụng Facebook Live để “xuyên tạc thông tin chống phá nhà nước, gây hoang mang dư luận“. Lê Trọng Hùng, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng khác từng tìm cách tranh cử như một ứng viên độc lập, đã bị bắt vào ngày 27 tháng 3 vì những tội danh tương tự.

Ba người bạn với nhau đã bị giam giữ và thẩm vấn trong nhiều ngày vào đầu tháng 4 liên quan đến một cuộc trò chuyện trên Facebook, trong đó họ chỉ đơn giản thảo luận về các thủ tục đề cử ứng viên độc lập.

Các nhà báo đã phải đối mặt với hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn dựa trên cáo buộc không xác thực việc phát tán tài liệu “chống nhà nước”. Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù vào tháng Giêng, trong khi hai nhà báo đồng nghiệp từ hiệp hội của ông ta bị tuyên án 11 năm.

Ngay cả khi bỏ tù những người dùng mạng xã hội nổi tiếng, chế độ này vẫn thao túng diễn ngôn trực tuyến thông qua một đội quân điện tử gồm các nhà bình luận được trả phí. Một đơn vị có khoảng 10.000 người được chính phủ thuê, được gọi là Lực lượng 47, để tuyên truyền, quấy rối những người bất đồng chính kiến ​​và tấn công các nhân vật đối lập trên các nền tảng bao gồm Facebook và YouTube. Lực lượng 47 được cho là sẽ gửi khiếu nại hàng loạt đến các công ty truyền thông xã hội để xóa nội dung hoặc tài khoản được nhắm là mục tiêu của họ.

Một loại khác, là “những người định hướng dư luận” tham gia vào các chiến thuật tương tự trên cơ sở tự nguyện. Thông qua những nỗ lực kết hợp của họ, hai lực lượng mạng này đã tăng cường hiệu quả quyền kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông truyền thống, bằng cách làm gián đoạn và bóp méo các nguồn tin tức và thông tin trực tuyến thay thế.

Trong những năm qua, chính phủ cũng đã tăng cường áp lực trực tiếp lên các công ty truyền thông xã hội. Vào tháng 11 năm 2020, nhân viên Facebook được cho là đã nói với Reuters rằng chính quyền Việt Nam đã đe dọa sẽ chặn nền tảng này, trừ khi nó loại bỏ nội dung “chống nhà nước” nhiều hơn nữa. Đầu năm nay, một số máy chủ của Facebook đã được đưa vào chế độ ngoại tuyến cho đến khi công ty chấp nhận với một lời hứa tương tự.

Những yêu cầu kiểu này đã khiến chính phủ khoe khoang trong những tháng gần đây về mức độ tuân thủ chưa từng có, viện dẫn rằng Facebook và Google đã lần lượt đáp ứng 95% và 90% yêu cầu hạn chế nội dung của Hà Nội.

Mặc dù các quan chức được hưởng lợi từ những tuyên bố bị thổi phồng về mức độ hợp tác, thì các nền tảng xã hội cũng đã xác nhận mức độ kiểm duyệt tăng đột biến. Facebook đã báo cáo mức tăng 983% qua các yêu cầu hạn chế nội dung, trong nửa đầu năm 2020. Các nhà chức trách cũng đã phạt nặng và đình chỉ các ấn phẩm kỹ thuật số do các bình luận chỉ trích trên nền tảng của họ.

Để hạn chế các hành vi đàn áp này và khuyến khích đa nguyên chính trị ở Việt Nam, các chính phủ dân chủ cần nhấn mạnh sự tôn trọng nhân quyền trong các cuộc đối thoại của họ với các quan chức Việt Nam. Các nhà ngoại giao nên chỉ ra những ví dụ tích cực, về các quốc gia trong khu vực, đã tiến hành cải cách dân chủ và đối chiếu chúng với các chế độ gây bất ổn bằng cách tập trung quyền lực một cách ngoan cố. Các nền dân chủ lớn – đặc biệt là Hoa Kỳ – nên tăng cường mạnh mẽ chính sách ngoại giao mạng để hủy bỏ các luật buộc các công ty lạm dụng quyền tự do internet.

Về phần mình, các công ty nên sử dụng tất cả các công cụ sẵn có để chống lại các yêu cầu của nhà nước hòng trừ khử những sự biểu đạt dưới hình thức bất bạo động về chính trị, xã hội và tôn giáo. Nếu họ không thể chống lại hoàn toàn, thì các công ty cũng nên hạn chế càng nhiều càng tốt, với những yêu cầu xóa tài liệu và thông báo cho người dùng về lý do nội dung của họ bị gỡ xuống. Các công ty cũng phải chống lại các yêu cầu lưu trữ dữ liệu cá nhân ở các quốc gia, nơi dữ liệu đó có thể được sử dụng để xác định và trừng phạt những người chỉ trích chính phủ.

Các chế độ tham gia vào kiểm duyệt lại được khuyến khích bởi sự im lặng của các quốc gia dân chủ và sự đồng lõa của những gã khổng lồ truyền thông xã hội.

Việc chuẩn bị cho các cuộc bầu cử ở Việt Nam đã chứng minh rõ ràng rằng ĐCSVN vẫn theo đuổi việc duy trì hiện trạng đàn áp chính trị và từ chối những lời kêu gọi cho việc có được những người đại diện của quần chúng.

Nhưng các nền tảng truyền thông xã hội, và các nền dân chủ đã phát sinh ra chúng, cũng phải nói rõ rằng chúng sẽ đẩy lùi sự đàn áp đó và tăng chi phí cho chính quyền Hà Nội.

Nếu những người dùng bình thường đủ can đảm để mạo hiểm với bản án 15 năm tù bằng cách kiên quyết bảo vệ các quyền cơ bản của họ, thì các tổ chức quốc tế hùng mạnh sẽ có can đảm để bênh vực họ.

Về tác giả: Tessa Weal là một nhà nghiên cứu công nghệ và dân chủ tại Freedom House, chuyên về tự do internet và bầu cử, thông qua công việc của cô trên báo cáo Tự do trên Mạng hàng năm và một dự án đồng hành mới, có tên Election Watch for the Digital Age (Theo dõi bầu cử cho Kỷ nguyên kỹ thuật số).


Liên quan:

4 comments

  1. “Nhà nước trừng phạt các hoạt động kêu gọi dân chủ trên mạng xã hội”

    Bọn ăn xít dâm chủ cần bị trừng phạt . Thấy nước Mỹ hông ? Để chúng lộng hành sẽ chà đạp lên Hiến pháp & pháp luật, gian lận bầu cử, phá hoại đất nước chứ làm bá mớ gì tụi ăn xít dâm chủ .

    Bai zờ vê, anh Ba bộ ăn phải bả của báo thổ tả rùi sao mà cũng học cách đưa tin 1 chiều zư thía lày ? Còn nhớ nhời Mark Twain hông ?

    Thích

  2. Trong bài này, Đảng cần chú ý hơn zìa tư cách khách mời của ông ta, 1 học giả thực sự . Vi ông ta đến VN với tư cách khách mời, aka được chính phủ sở tại đài thọ, ổng hổng thỉa express những gì mình hổng thích . Chỉ khi nào hỏi đến, ổng mới giả nhời 1 cách “đỡ đòn”, hoặc lờ lun . Đồng thời ổng nhấn mạnh vô những điểm chính, ở đây là “chủ nghĩa xã hội”, để hàm ý chỉ ra những gì hổng phải “chủ nghĩa xã hội” thật sự trong bài viết của bác Tổng . Ví dụ như ổng lờ hẳn “Đổi Mới” và những “hệ quả” của nó, chỉ khi bị gặng hỏi, ổng giả nhời xã giao rằng thìa là mà NEP này NEP kia . Ổng lờ lun “kinh tía thị chường” vì ổng bít rõ nó chỉ là chủ nghĩa tư bửn ngụy trang dưới cái tên do tiên láo & ní nợn đặt cho . Đồng thời ổng đưa ra 1 nhận xét khá là nghiêm khắc zìa tư bửn như 1 warning.

    Ông này là 1 mẫu học giả thực thụ ở ngoài này đấy . Khá hơn đám Lông Hào Mập nhà mềnh & lũ hay thập thò trên viet-studies nhìu .

    Tớ, tất nhiên, có sao nói zậy vì hổng bị financial restraints, aka hổng ai mời . Vì vậy ngôn ngữ (more than) đôi lúc như thằng khùng . Thông cởm .

    Thích

  3. Bài “Chuyên gia Nga: Tính chất xã hội chủ nghĩa cho phép giải quyết mọi vấn đề hiện nay” trên quân lụi

    Nói chung tớ hưởng ứng ý tưởng chung của bài này, nhứt là cái tựa đề “Tính chất xã hội chủ nghĩa cho phép giải quyết mọi vấn đề hiện nay”. Di nhứt với 1 điều kiện, đó là chủ nghĩa xã hội thực thụ . Mạo danh chủ nghĩa xã hội hay quên béng chủ nghĩa xã hội là cái con tự do gì thì … Nói gì được nữa bi giờ ?

    Bài này nói chung trên cả tiệt zời . Chiên da thật sự nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê quả có khác! Loại này anh Thưởng gộp họ vào “thía lực thù địt” chong 1 diễn văn của mềnh .

    Đọc những thứ này

    “chính tính chất XHCN của nền kinh tế nhà nước sẽ cho phép giải quyết mọi vấn đề hiện nay. Không có yếu tố cấu thành quan trọng nhất về mặt tư tưởng này thì cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước và nâng cao đời sống nhân dân trên thực tế là vô nghĩa”

    cant agree w him enuff. Rùi đây nữa “khái niệm “Dân chủ” trong nền tư tưởng của Việt Nam. Khái niệm này ở đây được đưa vào với một nghĩa hoàn toàn khác, bởi nó phải được hiểu là dân chủ thực sự, dân chủ nhân dân, mà không được để trong dấu ngoặc kép. Nó khác với cái gọi là “dân chủ” theo kiểu phương Tây, nơi mà tự do được rao giảng chỉ qua lời nói”

    Sir, you took the words rite outta my mouth. Có quá nhiều điều để đám lái lợn nhà Đảng học qua cái bài ngắn ngủi thía lày .

    Đìu wan chọng nhứt “Liên Xô sụp đổ không phải vì không có học thuyết tư tưởng cần thiết, mà ngược lại học thuyết của Liên Xô từng là tốt nhất thế giới. Quốc gia này đã sụp đổ do yếu tố con người, khi ở chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất xuất hiện một con người cơ hội, không phù hợp với nhiệm vụ của thời cuộc và cũng không thể giải quyết những thách thức đặt ra cho đất nước

    Exactly. Nội cái nhận xét đó đủ đáng giá vài chục giải Búa Liềm Vàng rùi . 1 nhận xét làm loạt bài đoạt giải BLV của báo quân lụi đọc như bài văn học sinh lới 2 trường làng . Việt Nam có học được gì từ nhận xét này không ? “bên Chính phủ phớt lờ nhiều văn kiện, cứ thực tế mà làm” rùi “Ông NXP là một người hành động không câu nệ lắm về lý luận”, thim “thế ít năm nữa Bác chầu Mác Lê, thì sẽ ra sao cái “định hướng” ấy ạ”. Sát muối vô nỗi lo của Đảng “Bác chầu Mác Lê thì cái “định hướng” ấy của bác cũng biến mất luôn như khi ông Duẩn về trời thì thuyết làm chủ tập thể của ông cũng về theo”. Có nghĩa Đảng đang đứng trước mối nguy gây ra do generation gap. Phần lớn giàn cán bộ sinh ra & lớn lên trong mùa phản cách mạng, aka “Đổi Mới” rất mờ nhạt với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lơ tơ mơ với chủ nghĩa Mác & lờ lớ lơ tư tưởng Hồ Chí Minh . Hiện giờ Thạch Sanh thì ít, nhưng Gọc ba chớp & Deo Sin thì đầy rẫy trong Đảng . Chỉ cần 1 bước xẩy chân, mọi thứ tất thành cang, heck, tất như cang hớt chơn hớt chọi lun .

    “Cho nên, tôi mong Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Nguyễn Phú Trọng quan tâm hơn nữa, quan tâm ở mức cao nhất đến công tác cán bộ. Chính đội ngũ cán bộ hôm nay có thể hoặc dẫn dắt đất nước đi xa hơn, hoặc có thể gây cản trở sự phát triển của đất nước”

    Thats what ive been sayin

    “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có viết: “Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”. “Kiên trì” ở đây được nói đến rất nhiều, có nghĩa là, người Việt Nam sẽ không phản lại kí ức lịch sử và sự kế thừa, cũng không phản lại chính mình.

    Tớ cũng chỉ mong có thía . Vứn đề là tớ nói for free thì Đảng lờ lớ lơ, chong khi lo tiền ăn, ở, đi lại cho chiên da Liên Sô để ổng nói những điều tớ nói chước giờ . No star where. Miễn là Đảng nghe lời đúng đắn .

    “Đảng đã hiểu rõ một vấn đề cốt lõi nhất, đó là hệ tư tưởng không có lỗi gì trong việc này. Vì vậy, lãnh đạo Việt Nam không được lặp lại những sai lầm tương tự”

    Nhận xét của chiên da LS đúng, nhưng Đảng có hiểu rõ điều đó không là 1 chiện khác . Thui thì chiên da LS đã nói ra, hy vọng in the phiu chơ, Đảng sẽ hổng còn đả phá chính nền tảng tư tưởng của mình nữa . Đọc ní nuận ouroboros -con rắn ăn thịt chính mình- trên báo Đảng, ai quan tâm tới vận mệnh của đất nước cũng phải đao lòng .

    “Giờ đây tôi mong muốn Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công hơn nữa trên con đường bước vào kỷ nguyên mới của thế giới, dưới ngọn cờ kiên định xã hội chủ nghĩa. Tôi xin trích dẫn thêm một câu viết của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển”

    Same here. Chỉ thim mong Đảng nhận ra chủ nghĩa xã hội thật sự là cái con Tự Do gì, bao gồm những thành tố nào . Đọc báo Đảng thì … hết biết đám lái lợn nhà Đảng biết cái gì .

    Riêng zìa phần NEP thì tớ refer tới 1 lãnh tụ Liên Sô rất quan chọng, Thương ông thương 10 Xít Ta Lin . Với Xít Ta Lin, hổng cần chủ nghĩa tư bửn, aka kinh tía thị chường, đồng chí ấy vưỡn có thỉa tạo ra những vĩ đại, những diệu kỳ . Một trong những tờ báo sạo so sánh thành tựu mới đây nhứt của Trung Quốc trong ngành vũ trụ, bảo là so với Mỹ, Trung Quốc vẫn chỉ là 1 võ sĩ ăn theo cái vinh quang của ngừ chiến thắng . Lemme say this, trong cái ring đó chỉ có 2 ngừ, và võ sĩ quyền anh vũ trụ trên thía zái này đếm chưa hết số ngón trong 1 bàn tay . And you know what, Trung Quốc với Mỹ ngày nay zư thía lào chong tư di bọn phản động/bội, Mỹ cũng ở trong tình cảnh tương tự với LS thời Xít Ta Lin .

    Chứ áp dụng lại chủ nghĩa tư bửn … well … Có 1 câu đùa cho chiện này . you know what im talkin about.

    1 chiện nữa tớ mún bổ xung, đó là strength in number. Níu đoàn kết thì chả thằng tư bửn nào có thể bẻ gãy bó đũa xã hội chủ nghĩa . Và chủ nghĩa xã hội khi phát chiển, nó hổng (thỉa) mang đặc điểm riêng của từng quấc gia . Có nghĩa phải tập thể hóa từ thượng tầng trở xuống . Theo những gì tớ được đọc, chiện đại đồng phải được tiến hành trước để chủ nghĩa xã hội có thỉa thành công . Hoặc ít nhứt phải có 1 sự thống nhất nào đó khá chặt chẽ giữa các đảng Cộng Sản mí nhao . Không thì sẽ xảy ra chiện mạnh ai nấy làm, chưa kể tạo ra những đứt gãy trong wan hệ giữa 2 đảng .

    Cứ xem đó là phát chiển mới chong nghiên kíu chủ nghĩa Mác, cần quan tâm . Việt Nam mềnh đã thử nghiệm cả chủ nghĩa tư bửn, heck, cả công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại cũng lôi con nít ra thử . Thử điều này -đoàn kết 2 đảng dựa trên chủ nghĩa Mác- ta hổng mất gì hết, mà được thía zái, well, on the way anyway.

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.