1924. Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí

BBC

  • Nguyễn Hữu Vinh
  • Viết từ Hà Nội

5 phút trước

Trong cuộc hội luận Bàn tròn trên BBC nhân ngày Nhân quyền thế giới 10/12/2020, Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức cho rằng:

Cái giá sẽ quá đắt nếu như quá ít người đấu tranh … Hiện nay có vài trăm người đấu tranh thôi … ” Và ông cho rằng cái giá phải trả đối với họ là người thì phải ra nước ngoài, hàng trăm người bị đi tù. Nhưng “cái giá sẽ rất là rẻ” nếu có hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu người “hiểu được giá trị của nhân quyền, cùng đồng lòng hợp tác với nhau đấu tranh” thì giá phải trả sẽ “rất nhẹ nhàng, thậm chí không ai phải trả giá bằng một ngày mất tự do nào“.

Thế nào là “đấu tranh”

Nhưng, thế nào là “đấu tranh” (cho tự do dân chủ)? Thế nào là phải “trả giá” cho việc “đấu tranh” đó? Có đúng là chỉ có vài trăm người “đấu tranh” thôi hay không? Và đi liền câu hỏi đó, là có những cách “đấu tranh” khác nhau nào cho quyền tự do dân chủ của người dân?

Phải đặt hàng loạt câu hỏi như vậy, bởi tôi cho rằng từ lâu nhận thức về tranh đấu cho tự do dân chủ nói chung đang có vài sai lầm, những sự khác biệt lớn, từ từng người dân Việt Nam bình thường (đáng chú ý trong số bà con ở hải ngoại), đến người đang được gọi là “tranh đấu” cho tới các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ phương Tây, Mỹ.

Nếu như cho rằng đấu tranh cho tự do dân chủ chỉ gói gọn trong việc viết những bài báo, lập các blog, FB để lên án chính quyền vi phạm nhân quyền, xuống đường biểu tình, thành lập tổ chức để đấu tranh … tới độ bị bắt bớ, hành hạ – tức là những hoạt động “nổi”, thì có thể dễ dàng tán thành các ý kiến trên của LS Đài.

Rồi việc hỗ trợ cho nhân quyền Việt Nam có vẻ tập trung nhiều vào các nhân vật, các hoạt động “đấu tranh” đó.

Thế nhưng, thử hỏi có hay không những việc làm tranh đấu cho nhân quyền nhưng không “nổi”, hầu như không ai biết; từ trong chính hệ thống đảng, chính quyền bằng cách tác động vào việc ban hành/thực thi các chính sách pháp luật, cho tới ngoài xã hội/trên mạng xã hội như từng việc đơn giản là phản ánh tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước trong tiếp dân, … chẳng hạn?

Nếu không trả lời cho thấu đáo câu hỏi trên, thì e rằng những người đang được gọi là “tranh đấu” đã tự tách mình ra khỏi cả một biển người có thể cùng với mình trong một lý tưởng cao đẹp, nhưng có những hoàn cảnh, phương pháp khác nhau, trên những mặt trận khác, bằng muôn vàn thứ vũ khí khác nhau và hiệu quả cũng khác.

Cái “giá phải trả” cho sự “tự tách mình ra”, tự cho là phải có hoạt động “nổi” mới là “đấu tranh” như vậy là không nhỏ. Còn lớn hơn, là tâm lý tiêu cực … lầm.

“Trận địa” khổng lồ bị lãng quên?

Một chuyên viên trong cơ quan nhà nước có quan điểm tiến bộ về quyền con người cũng có thể “đấu tranh” cho nó, bằng việc lặng lẽ góp phần vào việc ban hành một văn bản giảm bớt thủ tục phiền hà cho dân.

Cũng chính anh hay chị đó, không chấp nhận những hành động nhũng nhiễu dân để kiếm lợi của đồng nghiệp, và họ đã đấu tranh trong nội bộ.

Một sĩ quan công an, cương quyết đấu tranh với một vụ việc tham nhũng, thậm chí trái cả ý cấp trên muốn nương nhẹ, vì cho rằng có tiêu cực đằng sau.

Một đại biểu quốc hội, bằng kiến thức pháp luật vững vàng, nắm chắc thông tin đã phản bác, bỏ phiếu chống việc cho ra đời một bộ luật không tốt cho quyền lợi của người dân. Từ Hiến pháp, cho tới một số bộ luật (Hình sự chẳng hạn) mấy năm qua, có được những điều khoản tiến bộ hơn liên quan nhân quyền trong đó, ít nhiều có đóng góp của họ.

Trong những quý vị đó còn có người không “sợ” cường quyền và những hiểm họa rình rập, dám lên tiếng trước nghị trường chê trách các cá nhân, cơ quan hành pháp kém cỏi, thiếu trách nhiệm.

Một nhà báo có thể phản đối việc cho đăng bài viết “đánh” doanh nghiệp vô lý theo lối “dằn mặt” để kiếm lợi; đồng thời dám tiếp xúc với người dân phản ánh tiêu cực để có tư liệu tốt cho bài viết.

Một cán bộ về hưu, có thì giờ hơn, đỡ bị kiểm tỏa hơn nên tiếp thu được những kiến thức rộng lớn về quyền con người, để rồi mở Facebook cho riêng mình, bàn về vấn đề đó; hay là bằng uy tín của mình, kiên trì lặng lẽ gửi thư khuyên răn các lớp đàn em trong chính quyền để có chính sách hợp lòng dân hơn.

Hàng ngàn vạn người dân, cư dân mạng xã hội theo dõi thời sự hàng ngày, đưa thông tin, lên tiếng phê phán từ những hành động tiêu cực của cảnh sát giao thông, cho tới việc nhà trường ăn chặn tiền ăn trưa của trẻ, …

Cũng là họ, nhanh chóng lan truyền, ca ngợi những việc làm từ thiện vô tư, nhưng đồng thời phản ánh biểu hiện khuất tất của chính quyền trong đợt quyên góp sau bão lũ vừa qua.

Tất cả đó, có phải là những hành động “đấu tranh” cho quyền tự do dân chủ của người dân hay không?

Tôi cho là PHẢI!

Họ không “nổi”, có thể không phải “trả giá” lớn, nhưng chớ lãng quên, coi thường. Chưa nói tới chuyện trong đó có những việc làm thầm lặng nhưng lại có tác động tốt gấp ngàn lần những việc làm nổi trội, phải trả giá quá đắt bằng tù tội. Ngược lại, có hoạt động có thể gọi là “đấu tranh” cho nhân quyền đấy, nhưng lại phản tác dụng, vì dại dột, nóng nảy.

Bao nhiêu hiện tượng tiêu cực bị phanh phui, những áp lực buộc phải có công cuộc gọi là “đốt lò”, phải sửa đổi luật hay “gác lại” luật (“Đặc khu” chẳng hạn), … và nhiều thay đổi theo hướng tích cực khác, có phải là công trạng của chỉ “vài trăm người đấu tranh”, của áp lực quốc tế, hay là chủ yếu của cả biển người nói trên?

“Trận địa” đó của nhân dân không bị “lãng quên”, mà chẳng qua nó không dễ thấy, chưa được những phương tiện truyền thông tự do, những người trong giới “đấu tranh” nổi trội (nhất là những người đã ở nước ngoài) chú tâm nhiều, coi trọng đáng kể mà thôi.

Trường học cho “trận chiến”

Một tình trạng đáng được báo động liên quan tới cuộc tranh đấu cho nhân quyền, là nhận thức yếu, khác nhau về những gì liên quan tới “đấu tranh”, trong đó có lẽ lớn nhất và gốc rễ là DÂN TRÍ.

Mấy năm trước, khi ở Trại giam số 5, tôi vẫn khuyên mấy bạn trẻ “chính trị phạm”, có những người văn hóa chưa hết phổ thông, là … “đừng phí đời tù”. Thoạt nghe chắc buồn cười. Nhưng nội dung của nó là các bạn hãy tranh thủ thời gian ở tù để đọc sách, học ngoại ngữ, theo dõi thời sự qua báo đài, rồi suy ngẫm; và giữ sức khỏe, tập thể thao, yoga, thiền.

Trên trường đời, vì vướng chuyện oan trái, vì tiếp thu được ít nhiều tư tưởng tiến bộ, họ đã dấn thân tranh đấu. Thế nhưng, họ vẫn là những người còn thiếu nhiều vốn kiến thức cần thiết nói chung. Mặt khác, khi dấn thân, họ tự nhiên trở thành “ngôi sao”, dễ tự mãn, cho là mình hơn kẻ khác, mà quên rằng có thể thua kém người đời rất nhiều, thua những người cũng tranh đấu đấy, nhưng có phương pháp khác, ôn hòa, khôn khéo hơn, ít phải trả giá quá sớm, quá đắt.

Tôi cũng từng góp ý những người đó, là hãy học hỏi kiến thức, kể cả lối sống trong tù của một thanh niên khác phạm tội gián điệp (bán tài liệu mật cho Trung cộng), không nên coi khinh anh ta hết cả. Bản thân tôi, cũng tâm sự, là mình vào tù “được” nhiều hơn “mất”. Có những cái “được” rất lớn chưa muốn nói ra, còn cái dễ nói là đọc, học hỏi và nghiền ngẫm mọi thứ để tự sửa mình cho hoàn thiện hơn.

Tôi đã đề nghị gia đình, được thân hữu bên ngoài giúp đỡ thêm, gửi nhiều sách báo vào, lập nên một tủ sách nho nhỏ cho riêng khu “chính trị”, gần bốn trăm đầu sách. Giới thiệu cho bạn tù trẻ từng cuốn sách, ai thì nên bắt đầu, tập trung vào đọc những cuốn sách nào, … cũng là một việc quan trọng.

Có tư tưởng tiến bộ nói chung, nhưng nếu thiếu những kiến thức nền tảng, từ văn hóa, pháp luật, cho tới các kinh nghiệm tranh đấu của nhân loại cho các quyền con người thì không thể nào tìm được cho mình một lối sống có ích, huống hồ là tham gia thực hiện lý tưởng vì dân chủ tự do của xã hội.

Ra tù đã năm rưỡi nay, lặn ngụp trên mạng hàng ngày, tiếp xúc với bao nhiêu người ngoài đời, tôi càng thấy nhu cầu học hỏi, trao đổi quanh vấn đề tranh đấu cho nhân quyền là rất lớn và cấp thiết.

Chỉ đơn cử, trong không khí nóng bỏng của cuộc bầu cử ở Mỹ 2020, người Việt có nhiều khác biệt quan điểm về đánh giá con người, chính sách của chính quyền Mỹ. Thế nhưng, không ít người am hiểu, đặc biệt trong giới trí thức, văn hóa, báo chí có tư tưởng tiến bộ, mà thay vì viết ra những bài báo phân tích sâu, trao đổi hòa nhã với nhau, thì lại sa vào chỉ trích vụn vặt, lời lẽ nóng nảy đến khó ngờ, coi khinh những người khác quan điểm với mình. Mặt trái của mạng xã hội đã nhân lên gấp bội cái dở trong những ứng xử sai lầm đó.

Phải sống trong một môi trường khắc nghiệt – không được lập hội đoàn cho riêng mình, không được ra báo tư nhân, người dân càng khó có được môi trường thuận lợi để trao đổi nhận thức, kinh nghiệm với nhau một cách lành mạnh, văn minh.

Điều đó góp thêm phần vào hậu quả của lối tranh luận thiếu xây dựng nói trên. Rõ ràng, mọi người đều cần phải đọc, học hỏi thêm nhiều; chớ tưởng mình là bậc trí thức khoa bảng, đang sống ở xứ văn minh mà không còn mang nặng cái căn tính “tiểu nông” ở quê nhà; có khi còn phải học ở kẻ đáng là học trò mình, “ít chữ” hơn nhưng có khi lại tinh quái, “tỉnh” hơn trong nhãn quan chính trị.

Cho nên, một khi những người “tranh đấu” (dưới mọi hình thức) có được điều kiện cọ sát, trao đổi một cách hòa nhã với nhau, trân trọng phương pháp đấu tranh khác nhau, họ mới gắn kết được, để sát cánh cùng nhau cho lý tưởng chung.

“Ngoại viện” cho nhân quyền

Từng được làm việc mười năm trong một môi trường thuận lợi bậc nhất cả nước về kiến thức mọi mặt trên thế giới (vì tiếp xúc hàng ngày với tài liệu, con người từ các nước văn minh dân chủ), trong những năm đất nước bắt đầu “Đổi mới”, tôi học hỏi được rất nhiều, và thấy cái giá trị lớn lao của việc phải nâng cao dân trí đến thế nào.

Nhưng phải đến mười năm sau đó, đất nước mới được “mở cửa” kha khá về thông tin, tri thức qua không gian mạng Internet, những năm đầu thế kỷ 21.

Có điều, thấy tiếc vì sao có quá ít những trang báo mạng tự do góp phần vào việc nâng cao dân trí; có nghĩa không chỉ có những bài viết “đấu tranh” trực diện phản đối vi phạm nhân quyền, mà sâu, xa hơn, là phải trang bị kiến thức mọi mặt cho người dân – thứ mà báo chí trong nước thiếu hoặc méo mó, sai lầm. Người Việt ở ngoài nước có điều kiện vô cùng lớn để đóng góp, ấy thế mà …

Dân có hiểu biết thì mới đỡ bị áp bức.

Xưa người cộng sản tố cáo “đế quốc thực dân” duy trì “chính sách ngu dân” để dễ bề cai trị. Thế rồi, khi có được chính quyền, dường như họ lại … “học” giỏi hơn cái bài vở sơ đẳng đó.

Không chỉ người dân, mà chính những người trong hệ thống chính quyền cũng cần được trang bị kiến thức từ xã hội bên ngoài Việt Nam, bởi họ cũng bị bưng bít, tự “trói tay”.

Lập ra blog từ năm 2007, bản thân nhắm tới mục tiêu đi theo lời dạy của Chí sĩ Phan Châu Trinh, có nâng cao dân trí thì mới hòng “thoát khỏi vòng nô lệ”. Tự nghĩ, không chỉ có nô lệ ngoại bang, nô lệ cường quyền, mà người Việt còn bị “nô lệ chính mình” ở sự kém hiểu biết mà không dám làm, mà hành động sai, nhiều căn tính xấu không chịu sửa nó cản trở mình cố kết với nhau, cùng hành động sáng suốt. Trong hơn 10 năm, trang blog đã thu hút được hàng chục ngàn bài viết, bài dịch giá trị, thậm chí nhiều phản hồi của độc giả được sử dụng như một bài viết, đóng góp nhiều cho nâng cao dân trí.

Đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dường như có hai “mặt trận” chính.

Một trực diện, khắc nghiệt, “nổi”, được quốc tế quan tâm, người đời để ý. Bà con mình ở ngoài quan tâm hơn, sốt ruột hơn hẳn cho mặt trận này.

Còn một khác chính là mặt trận dân trí, lâu dài, âm thầm, cần chiều sâu và kiên nhẫn, nhưng xem ra ít được nhìn nhận rõ hình hài. Đây mới tạo ra được nền tảng căn bản cho nhân quyền.

Nhiều cuộc bắt bớ, nhiều người bị tù đày, không còn có biểu tình, không hy vọng những luật về hội, luật biểu tình, … dẫn đến những nhận xét tiêu cực cho rằng phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ đang vào thoái trào.

Còn nếu thấy đó như là một khoảng “lặng” cũng cần thiết, để ngẫm nghĩ, tập trung nhiều hơn cho nâng cao dân trí nói chung, chuyển “trận địa” lên mạng xã hội, bằng những phương cách khác; nhìn rộng ra việc “đấu tranh” không phải là chỉ quẩn quanh trong “vài trăm người”, thì sẽ có suy nghĩ khác.

Và cuộc tranh luận về nước Mỹ đang tiếp tục sôi nổi chính là một bài rèn tập, thử nghiệm không nhỏ cho dân trí; một cách rất tự nhiên, lộ ra nhiều cái yếu, kém về tính cách, hổng về kiến thức, nhãn quan chính trị khi mà người Việt phải nhìn rộng, xa, sâu hơn so với câu chuyện quẩn quanh trong xứ sở mình.

Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cựu thiếu tá an ninh từng làm việc trong ngành công an Việt Nam, hiện là nhà báo tự do sinh sống tại Hà Nội.


Liên quan/Cùng tác giả:

11 comments

  1. Nói zìa những cách đấu zanh thầm lặng dựng lại cờ vàng ở Việt Nam, ta hổng nên quên những bài báo phủ định Mác-Lê-Hồ bằng cách này hay cách khác trên báo Đảng, tạo ra 1 tâm lý dị ứng với Mác-Lê-Hồ, chỉ hô Mác-Lê-Hồ kiểu gọi hồn trong ngày cô hồn . Cũng có người đấu zanh theo cách trả lại sự thật cho lịch sử, đưa ra những chứng cứ hổng thỉa chối cãi được zìa 1 thời thối tha, bảo thủ, lạc hậu, duy ý chí, xảy ra nạn đói trên diện rộng aka thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Hệ giá trị đạo đức cũ bị hoàn toàn đạp đổ; những kẻ bị xem là phản động, bây giờ lại được tung hê như anh hùng, vĩ nhân, và ngược lại, những kẻ ngày xưa tung hê là anh hùng bi giờ bị xét lại, hoặc giấu béng . Báo Đảng xét lại tư tưởng Hồ Chí Minh, trí thức Đảng thì kiểm duyệt tư tưởng Bác Hồ, nhét chữ vào mồm Bác Hồ cứ như mồm Bác Hồ là cái hố xí hổng bằng . Trong số đó, tiến bộ nhứt là tờ Tạp Chí Cộng Sản . Với tổng biên tập mới là Đoàn Minh Huấn, đã có những tiếng nói tích cực ủng hộ đa đảng, ủng hộ chủ nghĩa tư bửn, phủ định tư tưởng mác-lê-hồ . Báo tuyên giáo cũng hổng kém chị kém anh, cổ động cho những tư tưởng phi & phản Mác xít của Keynes & Samuelson, còn đề ra những kế hoạch chiền bá những tư tưởng đó 1 cách đại trà & hệ thống thông qua xử dụng toàn bộ hệ thống giáo dục của Đảng. Phía quân đội cũng có những cố gắng phi thường nhằm xóa sạch dấu vết Cộng Sản, như đem quân qua tận Su đ. để phát chiển tư bửn, rồi có cả những hội mang tên Hội Doanh Nhân Cựu Chiến Binh . Chỉ là một số trong những cố gắng phi thường xóa bỏ Đảng Cộng Sản trong điều kiện hiện nay . Để cô lập đảng Cộng Sản Việt Nam khỏi cái life-line của nó, giới chức tiến bộ trong Đảng đã cố gắng để nêu được độc lập & toàn vẹn lãnh thổ -vốn hổng tồn tại trước đây- vào các văn kiện wan chọng của Đảng, nhằm tách đảng Cộng Sản ra khỏi nguồn sống của nó là Đảng Cộng Sản Trung Quốc . Đúng như Huỳnh Ngọc Chênh đã nhận định, tách khỏi Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ còn con đường diệt vong .

    Với những hiện tượng trên, chúng ta có thể lạc quan về 1 tương lai tươi sáng cho Việt Nam, với ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ 1 lần nữa sẽ ngạo nghễ tung bay . Tất cả đều vì “Đổi Mới”, là nhờ Thủ tướng Sáu Dân Võ Văn Kiệt dùng trí thức Việt Nam Cộng Hòa nghĩ ra . Tới giờ này, ngay cả hạt giống số 2 là Trần Quốc Vượng cũng biện hộ cho kế hoạch “Đổi Mới” phá Đảng, vốn là sản phẩm của trí thức Việt Nam Cộng Hòa, thì coi như đảng Cộng Sản tới số gòi .

    Gọc ba chớp nói đúng, hổng ai có thể giết Đảng, ngoại trừ chính Đảng . Bất chiến tự nhiên thành thui .

    Thích

    • Phải kể thêm những cố gắng làm suy yếu Cộng Sản hổng những ở Việt Nam mà còn trên toàn bộ thía zái . Việt Nam càng ngày càng lờ lớ lơ thía zái Cộng Sản, đồng thời lăn xả vào thía zái tư bửn . Hễ động tới những quấc gia Cộng Sản, Việt Nam hoặc xem như dây phải hủi, hoặc tiếp tay cho Tổng thống Mỹ diễn biến hòa bình họ, điển hình là trường hợp Bắc Hàn . Đảng Cộng Sản Việt Nam đáng lẽ đã là 1 đồng minh đắc lực cho Tổng thống Trump trong kế hoạch chống Cộng, cụ thỉa là Trung Cộng của Mỹ, như Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa . Tiếc, như Jackhammer Nguyễn đã nhận xét, lịch sử đã chứng minh đi chứng minh lại rằng thìa là mà bất cứ ai chống Trung Quốc đều nhận lãnh 1 hậu quả đáng tiếc . Tổng thống Trump là hiện tượng gần đây nhứt của cái thực tế khách quan hào hùng này .

      Nhìn vào xã hội Việt Nam, quan chức tư bửn nào cũng nhận định đek thấy Cộng Sản chỗ nào, ngoài đám khẩu hiệu che mắt những kẻ khiếm thị . Rùi như Nguyễn Quốc Tấn Trung đã nhận ra, tất cả những gì Marx lên án tư bửn, Việt Nam hiện tại có đầy đủ . Càng cố phủ định chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác càng chứng minh tính đúng đắn của nó . Nhưng với truyền thống hào hùng chống Mỹ, tớ hy vọng kỳ này toàn dân Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng để đấu zanh quét sạch chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những nọc độc thúi tha của nó khỏi đất nước . Cho lá cờ vàng 3 sọc đỏ lại tung bay ngạo nghễ, như 1 cái tát nảy lửa vào mặt đám mặt chuột Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Học Lãnh Vân hay Đào Thụng Tiền

      Thích

  2. Tin vui cho những người đấu zanh cho zâm chủ ở ziệc nàn, nhứt là Nguyễn Lân Thắng, thứ bải zừa rùi, những người ủng hộ Tổng thống Trump đã sát cánh với nhóm bộ đội cầm chuông Proud Boy biểu tình ở DC, giương cao khẩu hiệu “Phúc AntiFa”. Họ đã đốt 2 nhà thờ của tụi mọi đen ở DC. Các bạn nên có lời nói hay hành động hiệp thương với chiện này . Thấy khí thế của người dân ủng hộ Tổng thống Trump thứ bải zừa rùi ở DC, quả thật lần đầu tiên tớ mới thấy tính đúng đắn của người ziệc mềnh chong ủng hộ Tổng thống Trump do “Chúa” phái xuống . Bái phục dân mềnh quá thỉa lun!

    Oh, tổng tư lệnh bộ đội cầm chuông Proud Boy được mời tới Nhà Trắng thăm viếng . No mo Stand Back & Stand By

    Thích

  3. Dưới chế độ băng đảng toàn quyền Việt cộng, hiện nay nạn dân Việt Nam được “tự do” nhiều hơn xưa đấy chứ: Bạn được quyền than khóc khi bị áp bức, được tố cáo những sai trái bất công, nhưng không bao giờ bạn được phép đòi hỏi sự thay đổi gốc rễ cái guồng máy, cái cơ chế gây ra những sai trái, bất công, những nhũng lạm triền miên đó.

    Dân trí Việt Nam cao lắm, chẳng cao sao lại thắng thực dân Pháp, đánh đuổi Mỹ Nguỵ, đẩy lui Trung Cộng và càng cao hơn nữa khi được cơ hội giao tiếp với thế giới tự do qua mạng lưới toàn cầu. Chẳng cao thì tại sao dám đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi những điều lệ trong hiến pháp quy định?

    Tại sao nhà cầm quyền Cộng sản xưa kia phải thiếp lập bức màn tre, màn sắt để bưng bít, ngăn chận thông tin giữa người trong nước và người nước ngoài và bây giờ là bức tường lửa? Nếu anh là người ngay thẳng, anh đã không phải sợ hãi để phải tìm mọi cách ngăn chặn sự thật.

    Nhà cầm quyền độc tài phải nhồi sọ nạn dân rằng các anh còn ngây thơ lắm, dân trí thấp kém lắm nên các anh dễ bị “thế lực thù địch” xúi dục, lung lạc. Chúng ông chờ khi nào dân trí cao hơn thì mới cho các anh tham dự chính quyền, góp phần lèo lái đất nước. Hiện thời thì cứ ngoan ngoãn, chịu khó học tập đường lối của đảng chúng ông, vốn tập trung toàn những “đỉnh cao trí tuệ” (Ờ… thì cũng nhiều đảng viên thuộc hạ thi nhau ra toà hoặc trốn lủi ra nước ngoài) nhưng cứ yên chí chẳng mấy chốc nước Việt Nam ta sẽ thành con rồng Á Châu khổng lồ.

    Hãy đợi đấy, các nước Tư Bản đang thi nhau giẫy chết đó thôi.

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.