1926. Tâm sự cùng anh André Menras Hồ Cương Quyết và BBT trang BauxiteVN

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)

(Tôi viết bài này sau khi đọc bài “Gửi những người bạn “phây” Việt Nam, thật hay giả, thiện ý hay ác ý”, của anh André, trên trang BauxiteVN).

Không thể nói hết những tình cảm thân thiết, mối liên kết giữa tôi, cùng blog Ba Sàm, với những người tham gia blog BauxiteVN, và anh André Menras Hồ Cương Quyết.

Những kỷ niệm đẹp không thể quên

Blog Ba Sàm ra đời năm 2007. Hai năm sau rộ lên vấn đề bô-xít Tây Nguyên, rồi blog Bauxite Việt Nam ra đời. Trang Ba Sàm luôn luôn là nơi cổ vũ, giới thiệu nhiều nhất cho blog mới này, nơi được coi như đi đầu phản đối dự án bô-xít Tây Nguyên, cũng là nơi dần dần quy tụ tiếng nói của nhiều trí thức tiến bộ.

Tôi cũng là người từng góp ý riêng cho người chủ trương BauxiteVN làm sao để giữ an toàn cá nhân, mà vẫn đảm bảo sự tồn tại của trang. Ý kiến của tôi đã được tiếp thu và có sự thay đổi.

Anh André Menras Hồ Cương Quyết, đúng như giới thiệu của Ban biên tập BauxiteVN; với tôi và blog Ba Sàm cũng là một người tuy ít gặp, nhưng luôn có mối liên hệ rất thân tình. Cuộc gặp đầu tiên bên Hồ Hoàn Kiếm, tôi vẫn nhớ. Tất cả những việc làm cho Việt Nam nhiều năm nay của anh, đều được trang Ba Sàm, cả cũ và mới, đưa lên cổ vũ.

Khi tôi đi tù, những người tham gia trang BauxiteVN, anh André đã cùng bao nhiêu nhân sĩ trí thức, độc giả, … đấu tranh cho tôi. Khi về cũng lại gặp họ tới động viên, thăm hỏi. Không thể kể hết sự tri ân đó, chỉ bằng cách sống sao cho xứng đáng khi còn ở trong tù, và khi ra tù thì ngay tức khắc giành hết thời gian, tâm trí vào con đường đang dang dở.

Trở về, gặp người chủ trương BauxiteVN, tôi góp ý thẳng là nó đáng buồn, trang này hoạt động kém xưa nhiều. Một lý do quan trọng là vẫn thiên về nhận đăng bài “gửi riêng” thôi, mà không mở rộng đăng lại bài vở từ nhiều nguồn khác. Ý kiến của tôi đã được tiếp thu, năm nay bài vở BauxiteVN đã nhiều, đa dạng hơn. Có bài nào thấy giá trị, tôi đăng lại liền.

Hiện tượng Donald Trump

Khi còn trong tù, nhờ người thân, bạn bè gửi cho sách, báo, tài liệu đầy đủ, tôi đã nắm bắt kha khá tình hình chính trị ở Mỹ, đặc biệt về “hiện tượng Trump”. Tôi đã kinh ngạc và le lói vui mừng.

Sau khi ra tù, đọc rất nhiều về hiện tượng đó, càng vui hơn.

Thế nhưng, tôi lại lấy làm lạ, không ít trí thức tiến bộ, trong ngoài nước không có suy nghĩ như tôi, không ủng hộ TT Trump như đa số người Việt. Thôi thì, mỗi người mỗi ý là thường.

Nhưng … lạ hơn, và … đáng buồn, là họ lại sa vào một cuộc cãi vã “khổng lồ”, đầy tức giận với đông đảo quần chúng; thể hiện những thái độ mà tôi chưa từng thấy, tới độ đôi khi không còn nhận ra những người mình từng thân thiết, quý mến nữa.

Thương quá! Tại sao vậy? Tôi đã thấy được khá nhiều lý do.

Nhưng tôi chỉ lặng lẽ đọc, viết thật nhiều, những bài bình luận ngắn, những bài đăng lên đài quốc tế, trang mạng tự do, chủ yếu góp ý nhẹ nhàng nói chung về phương pháp tranh luận, nêu quan điểm của hai bên, và phân tích nhiều, sâu về những quyết sách mạnh mẽ của chính quyền Trump có nhiều dấu hiệu tốt. Bài gần đây nhất, trên BBC ngày 12/12/2020, tuy bàn về nhân quyền, nhưng tôi cũng góp ý các trí thức quanh vấn đề bầu cử Mỹ 2020, cần tranh luận bằng các bài viết sâu, với thái độ hòa nhã; nó là cơ hội cho chúng ta cùng nâng cao dân trí.

Bài viết của tôi quanh chủ đề Trump, có những đài quốc tế, trang mạng tự do đăng, nhưng cũng có bài bị từ chối với lý do không rõ hoặc …”buồn cười”, thậm chí không có hồi âm. Tôi không hề bực bội về điều đó, thậm chí có phần vui, vì nó giúp tôi ngày càng rõ thiên kiến ở những phương tiện truyền thông này và muốn bằng thái độ nhẹ nhàng mà thẳng thắn của mình sẽ góp phần thay đổi họ.

Cũng chưa phải lúc tôi viết về tất cả những lý do mà tôi nhận ra ở những người “chống Trump”.

Cần có “tiên trách kỷ”

Trường hợp anh André, tôi không lạ, cũng khá giống với một số trí thức “chống Trump”; mặc dù có nhiều thiện ý đấy, nhưng họ vẫn thiếu thứ hết sức quan trọng là khả năng đối thoại với quần chúng.

Đơn giản là trước khi có Facebook, họ đâu bị đối đầu tranh cãi những chuyện lớn lao với cả một dòng thác dư luận trái chiều với mình. Đang là tầng lớp được coi là tiến bộ, tinh hoa, trong đó việc đấu tranh cho chủ quyền, tự do dân chủ đã đem tới cho họ vầng hào quang mà tưởng như không bao giờ bị lu mờ trong mắt quần chúng.

Khi có FB, lúc đầu chưa có chuyện, nhưng khi có “hiện tượng Trump”, họ bị “sốc” nặng vì ào ạt ý kiến phản đối không ngờ tới. Nguy hiểm hơn, họ bỗng quên (thậm chí cố “quên”) là trong số đó, có rất nhiều “dư luận viên”. Chẳng có cơ hội nào hay hơn cho đám này để xông vào quấy phá, chia rẽ.

Không những “sốc” mà còn bị “nhiễm độc” nặng. Đó là bản thân bị lây cái phong cách viết, biểu cảm nhiều khi dễ dãi của mạng xã hội. Cũng tung ra một hai câu tức tối, nhục mạ, chẳng cần phân tích sâu xa gì. Và anh André cũng không ngoài hiện tượng đó.

Trong bài viết công phu, đăng làm 3 kỳ của tôi “’Cuồng Trump’, ‘cuồng chống Trump’ và …”, tôi đã lấy một ví dụ về trường hợp của anh André, nhưng để giữ cho anh, tôi đã không nêu tên. Anh viết trên FB của mình, chỉ có mấy chữ, là:

Thng t phú to mm này không có mt chút nguyên tc t hào nào. Mt mt nó tuyên chiến (bng ming) vi TQ, đng thi nó sn sàng bán b m cho chúng. Mt thng h quá nguy him!” (Kèm theo là một bức ảnh TT Trump bị photoshop làm cho méo mó).

Một số trí thức “chống Trump” có sai lầm đáng lưu ý. Đó là, ngoài bài viết tỏ ra khinh thường người khác trái quan điểm của mình, cho đó là những kẻ “cuồng tín”, “tâm lý bầy đàn”, dốt nát, v.v.., thì họ còn miệt thị không tiếc lời với TT Trump. Việc này vô hình chung cũng là gián tiếp miệt thị những người “ủng hộ Trump” (mà nay càng rõ thêm là có tới ít nhất 74 triệu dân Mỹ cũng bị tình trạng “dốt nát” này?). Thế là cùng nhau sa vào một cuộc “chiến” kiểu “hàng tôm hàng cá”. Trách thế nào được người ta.

Cho nên, với riêng anh André qua bài này, anh đã bị thiếu đi cái sự “tiên trách kỷ”, không thấy là chính mình cũng bị cái tật của nhiều người Việt phản đối mình.

Với riêng tôi, tuy “thích ông Trump”, như đã có lần nói trên Bàn tròn BBC 8/11/2020, nhưng không bực chút nào khi rất có thể mình bị các trí thức thân hữu gom cả vào số “cuồng Trump”, chụp những lời khinh bỉ. Tôi vẫn từng nói nhiều lần, MỪNG trong cuộc tranh luận này là mọi người cùng được sống trong bầu không khí sôi động, giàu hiểu biết lên rất nhiều; cái yếu/mạnh trong từng người lộ thêm.  

Còn nội dung toàn bài, tuy khá dài nhưng anh André lại cũng rất thiếu những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng rõ ràng, khả tín để thuyết phục người đọc.

Chỉ xin đưa một dẫn chứng trích trong bài của anh.

tôi tuyệt đối không có một chút cảm tình nào với tay tỉ phú dân tuý chủ nghĩa, với đủ loại bức tường ô nhục và lố bịch mà ông ta dựng lên, với thái độ kỳ thị chủng tộc, khinh miệt phụ nữ, căm thù báo chí (báo chí độc lập với chính quyền) …”

– “Thái độ kỳ thị chủng tộc”?
Mời đọc một bài trên tờ báo Pháp Le Figaro, đài quốc tế Pháp RFI trích dịch, “Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Donald Trump”, phỏng vấn Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead:

Trump có thuộc về phong trào chống kỳ thị chủng tộc mới nổi lên không ? Rõ ràng là không. Khi ông Trump nói về một người da đen có chuyên môn, ông có coi người ấy thấp hơn một người da trắng hay không ? Tôi cũng không tin như thế ! Không một ai có thái độ như vậy có thể sống sót ở New York, và Trump cũng như bao người khác…”

Một bài khác, trên RFI, “Vì sao phong trào ủng hộ Trump củng cố được vị thế trong xã hội Mỹ”. Dịch giả Trần Ngọc Cư, một người không ủng hộ Trump, nhận xét “ …  Ta có thể nói đối với người da đen, Trump có thể có thái độ kỳ thị, nhưng không có chính sách kỳ thị”.

– “Căm thù báo chí (báo chí độc lập với chính quyền)?

Mời đọc một bài điểm báo cũng trên đài RFI: “Tuần báo Le Point: Sự phá sản của truyền thông Mỹ”.

Tuần báo Pháp kêu lên : « Ôi, New York Times, họ đã làm gì với bạn ? ». Biden xứng đáng hơn nhiều so với hàng loạt những bài viết quảng cáo trình độ lớp 3 tràn ngập thế giới. Tuy không phải là một tổng thống vĩ đại, doanh nhân Donald Trump ít nhất đã thành công trong việc thức tỉnh kinh tế Mỹ.”

Và trên báo Tuổi trẻ có bài dịch “Thống đốc New York chỉ trích báo giới ‘thiếu tôn trọng’ ông Trump”, (ông Thống đốc này là người của đảng Dân chủ và rất xung khắc với ông Trump).

Tuy nhiên, cũng xin nói rằng những trích dẫn các bài viết, kèm theo đoạn văn của anh André ở trên, không có nghĩa tôi cho đó là chân lý, mà đơn giản chỉ muốn lưu ý anh rằng quanh “hiện tượng Trump”, có vô số vấn đề phức tạp, sâu xa cần được mổ xẻ cẩn trọng, thấu đáo như những bài viết đó, chứ không nên đơn giản tung ra các khẳng định như đinh đóng cột cho xong như vậy.

“Hậu” xin trách … BauxiteVN

Được quan sát các vị nhân sĩ, trí thức, một số đài quốc tế, trang mạng tự do phản ứng thế nào về “hiện tượng Trump”, tôi rất thích thú. Rõ ràng những “góc khuất” về họ, nay mới thấy, giúp mình tìm cách tham gia vào làm sáng tỏ thêm những vấn đề bên trong lâu nay ít ai thấy, hoặc cũng lờ mờ thấy mà ngại nói.

Với trang BauxiteVN, tôi cũng thấy cái “góc khuất” đó.

Trước hết phải nói rằng tôi biết có không ít trí thức tiến bộ VN ở nước ngoài từng một thời tham gia tích cực phong trào “phản chiến” ở Mỹ, Âu châu trong chiến tranh VN, thân chính quyền cộng sản VN, thậm chí có công trạng. Họ thường có tư tưởng “thiên tả”, nay thì thân hoặc cảm tình đảng Dân chủ Mỹ, thậm chí coi nhẹ mối nguy Trung cộng. Dường như lịch sử nước Mỹ (cùng người Việt ở đó) đang lặp lại sau ngót nửa thế kỷ, liên quan tới cộng sản.

Bên cạnh họ là các trí thức trong nước, có tư tưởng tiến bộ, nhưng không tránh khỏi vương vấn nhiều nhận thức, tính cách của một thời “theo đảng đến cùng”. Khi “dấn thấn” cho tự do dân chủ, họ rất dễ quên cái “gốc” của mình, mà lẽ ra cần rứt bỏ mạnh mẽ.

Đó là “điểm yếu” của họ trong mắt người dân. Nếu không ý thức mạnh mẽ về nó, sẽ khó hòa mình vào công cuộc chung.

Cũng như tôi, “điểm yếu” là một lý lịch quá “đỏ”, dẫu có 7 năm mở blog Ba Sàm cùng nhiều việc khác nữa, nhưng khó hết được nghi ngại của người đời. Với 5 năm đi tù, so với những mất mát, tôi đã có một cái “được” rất lớn để xóa đi “điểm yếu”.

Các trí thức đó gần nhau trong tư tưởng tiến bộ về VN, nhưng lại cũng gặp nhau (tự nhiên hoặc nặng về “tình cảm”) ở một quan điểm “chống Trump”.

Chưa nói tới cái chất “hủ nho” trong mỗi người, thì ra ngoài hay ở VN cũng đã ăn vào máu rồi, khó “tẩy độc” lắm.

 “Sự cố” buồn cười đầu tiên giữa tôi với BauxiteVN là với bài “’Cuồng Trump’ …” nói trên. Gửi nhiều trang mạng, lần lượt đăng cả, không thấy BauxiteVN đăng, tôi liền loan tin cho nhiều thân hữu, trong đó có người của trang đó, mà không bình luận gì. Bài liền được đăng, nhưng lại có kèm cả một trích đoạn trao đổi riêng của một cá nhân trong BBT với tôi (ra điều họ không “thích” bài đó). Sao phải làm vậy nhỉ? Nếu tôi cũng bắt chước, cũng đăng ý kiến trao đổi riêng lại của tôi, đánh giá không được vui về một số vị trí thức về tính cách, nhất là trong vụ “Trump”, thì sao?

Và vài chuyện buồn cười khác nữa, ví như tôi gửi bài thì không đăng, cũng không hồi âm; trong khi đăng lại một bài phỏng vấn tôi trên BBC, có lầm lẫn không nhỏ, tôi kiên nhẫn nhắc sửa mấy lần mà cứ … “quên”.

Những chuyện có vẻ nhỏ nhặt này nó không ngẫu nhiên, vô tình, mà rất liên quan tới những gì tôi quan sát về BauxiteVN, từ bài vở cho tới một số hiện tượng khác.

Còn riêng với bài của anh André, rất không nên viết cả một lời bạt dài lê thê đến như vậy, cùng tất cả các nội dung của nó. Chắc chẳng phải nói nhiều với những người cũng có kinh nghiệm làm báo.

Với tôi và blog Ba Sàm (cũ), dù mang tính chất cá nhân, nhưng cũng rất ý thức cố đưa tin bài nhiều chiều nhất có thể. Nhưng với trang BauxteVN, được tiếng là của tập thể, thì rất không nên để lộ thiên kiến quá trong cuộc tranh luận về “hiện tượng Trump” này. Biến nó thành sở hữu của những người “chống Trump” thì sẽ mất độc giả, thực tế là đang rất ít.

Một điểm khác biệt và yếu của BauxiteVN so với hầu như với mọi trang mạng tự do khác, là không có phần phản hồi, từ khi ra đời cho tới nay. Vậy thì làm sao nhận được ý kiến đóng góp của độc giả, cho từng bài viết, cho cả trang báo?

Và đừng sợ tranh luận

Có đôi người cứ hoảng hốt lo là cuộc tranh cãi này sẽ “chia rẽ” phong trào …

Tôi cho rằng họ quá lầm.

Cứ cái lối nghĩ đó, và tất cả những gì đằng sau kiểu “báo động … nhầm” đó, chỉ giúp dẫn ta đi theo vết xe đổ của những người cộng sản (“đóng cửa bảo nhau”, “đẹp đẽ phô ra …”).

Điều quan trọng là tranh luận trên tinh thần văn minh, tương kính mà thôi; như chính ông cha ta đã làm gương từ cả trăm năm trước trên văn đàn, làng báo.

Mừng là đã dần có một số người thay đổi, với những bài viết phân tích thấu đáo, ít đi lời lẽ dễ bị cho là cao ngạo. Cũng biết rằng viết một bài chính luận, lại về chủ đề “xương xẩu” này là không dễ chút nào.

Rõ thêm đây là một cuộc “tập dượt” rất tốt, cần thiết, như Trời cho để người Việt chúng ta rèn luyện trước cho tới ngày được phép lập đoàn thể tư nhân, có một xã hội dân sự đích thực.

Hà Nội, 14/12/2020

(Bài này tôi gửi cả cho BBT BauxiteVN và FB anh André)


Gửi những người bạn “phây” Việt Nam, thật hay giả, thiện chí hay ác ý

Bauxite Việt Nam

14/12/2020

André Menras Hồ Cương Quyết

Bạn đọc thân mến,

Nhắc đến cái tên André Menras hẳn nhiều người Việt chúng ta đều biết ông là một người bạn Pháp chân thành của dân tộc Việt Nam, từ nhiều thập kỷ nay đã dấn thân hết mình cho độc lập, tự do của đất nước Việt, cho mục tiêu hạnh phúc, bình đẳng, bình quyền thật sự của con người Việt Nam. Vì dấn thân mà ông từng phải nếm cơm nhà tù dưới chế độ Sài Gòn trước 1975, rồi sau này lại bị xua đuổi, bị nghi ngờ, theo dõi, cấm đoán khi ông còn tình nguyện đến Việt Nam nhiều lần, ra tận đảo Lý Sơn quay phim “Hoàng Sa, nỗi đau mất mát” để truyền đi cho thế giới biết về bộ mặt nham hiểm của kẻ thù Trung Cộng xâm lược Biển Đông, song song với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam nhằm giữ gìn biển đảo thân yêu của mình, cũng như nhằm xây dựng một cuộc sống cho ra sống sau mấy mươi năm hy sinh vì độc lập mà mình xứng đáng được hưởng.

Người bạn Pháp có thể nói là đã sống chết vì đất nước Việt Nam trong gần cả một đời người ấy, hôm nay lại mở lòng bằng những lời tâm huyết, thông qua trang Bauxite Việt Nam gửi đến XHDS chúng ta. Ông nói về chuyện bầu cử của nước Mỹ năm 2020 và về Tổng thống Donald Trump.  Ông không hề lên mặt dạy dỗ ai mà chỉ muốn nói lên những suy nghĩ từ đáy tâm can, được nung nấu trong suốt 4 năm qua, khi ông cũng như nhiều người dân châu Âu, lần lượt trải nghiệm những gì là xáo trộn, va động, kể cả sứt mẻ, mất mát trong tình cảm và tư tưởng, để từng bước nhìn nhận đúng bản lại diện mục của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, cùng với những chính sách đối nội và đối ngoại “hô mưa gọi gió” trong nhiệm kỳ 2016-2020 của ông ta, trong chiều hướng tác động nhiều mặt, dù tốt hay xấu, dù trực tiếp hay gián tiếp nhưng phải nói là rất mạnh mẽ, đến cục diện toàn cầu.

André Menras biết rằng không phải chỉ mình ông hay người dân các nước châu Âu mà chính người Việt, nhất là anh chị em XHDS, trong 4 năm qua cũng đã có những phản ứng trái ngược, thậm chí vì đó mà bị chia rẽ ghê gớm, trước lời nói và việc làm của nhân vật đứng đầu siêu cường số 1 thế giới mà ông đang đề cập. Hiểu rõ tâm tư thầm kín của cộng đồng người từng bám trụ mấy nghìn năm trên giải đất hình chữ S vốn không đội trời chung với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, ông xoáy vào cái câu hỏi rất cần được giải ảo mà chính ông đã tự giải ảo cho mình: Trump có  phải là vị cứu tinh sẽ giải thoát dân tộc Việt và cả nhân loại ra khỏi nanh vuốt con sói Tàu đang ngày một lấp ló khuôn mặt của Hitler hay không là điều rất đáng nghi ngờ, bởi ngay trên gương mặt đằng đằng sát khí của chính vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ luôn ra oai đánh Tàu bằng chính sách thuế khóa sấm sét trong gần hai năm cuối nhiệm kỳ của ông, và cả cái nộ khí rút nước Mỹ ra khỏi tổ chức quốc tế này đến tổ chức quốc tế khác, thật không dễ tìm được những nét đẹp mềm mại nhân văn để có thể gắn kết thế giới dân chủ văn minh lại một khối với nhau nhằm hợp lực bao vây và trói chân con sói lại bằng nhiều cách thật linh hoạt, khiến nó muốn quẫy cũng không sao quẫy được.

Tiếp ngay đấy ông thẳng thắn đặt lại một vấn đề cho tất cả mọi người cùng sáng tỏ: XHDS của người Việt vốn bắt nguồn từ những yêu cầu nội tại của đất nước Việt Nam mà ra đời, và chắc chắn cũng xuất phát từ những yêu cầu bức thiết đặt ra trong thể chế độc tài của xã hội Việt Nam trước mắt, như quyền sống, quyền sở hữu, quyền xây dựng một nền tư pháp độc lập, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội… của gần 100 triệu con dân Việt Nam mà tồn tại và phát triển, vậy có lẽ nào chỉ vì một con người có sức kích động người khác như Donald Trump mà chúng ta bỗng quên hết, không còn nhớ mình đang vì ai, vì mục đích gì mà hiện diện ở trên đời.

Cả bài viết của André Menras theo chúng tôi, là một tiếng nói tự bạch, một sự giãi bày của tình bạn, của tri kỷ tri âm. Người Việt Nam được tiếng là sống rất có nghĩa có tình, không lý gì để cho những định kiến giằng xé mà nỡ quay lưng, không chịu khó nhìn sâu vào sự thật đang nở hoa trong tấm lòng bè bạn.

Nghĩ như thế, chúng tôi xin trân trọng gửi bài viết này đến quý bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Độ này, trang Facebook của tôi đã bị ô nhiễm nặng nề vì cuộc bầu cử Mỹ và cái mà tôi gọi là trận đấu Trump-Biden. Thế giới gọi là tự do đã phải chứng kiến cuộc ẩu đả toàn quốc có thể sánh với cái sân trường học trong giờ chơi ầm ĩ nhất. Sau một thời gian tránh né bình luận, cuối cùng không kiên nhẫn nổi nữa, tôi quyết định phát biểu ý kiến, một cách minh bạch và an nhiên. Coi như đó như là sự minh định dứt điểm của một công dân Pháp và Việt Nam bị quá tải bởi cuộc đối thoại giữa những người điếc, của những người nhầm chiến tranh và chiến địa.

Trước hết, xin đừng nói tôi là người thuộc phe Biden. Tôi chưa bao giờ đứng về phe này vì Obama đã làm tôi thất vọng. Đợi hoài chẳng thấy những cải thiện lớn về dân chủ, kinh tế, xã hội và môi trường. Washington lại lùi bước trước sự bành trướng của Trung Quốc trong sự lệ thuộc về kinh tế, tài chính và phản ứng yếu ớt trước những khiêu khích nghiêm trọng của Bắc Kinh ở khu vực châu Á nói chung và ở vùng biển Đông Nam Á nói riêng.

Nhưng tôi cũng xin nói rõ rằng tôi thấy Biden đỡ “xấu” hơn Trump (Bernie Sanders thì đã bị loại); tôi tuyệt đối không có một chút cảm tình nào với tay tỉ phú dân tuý chủ nghĩa, với đủ loại bức tường ô nhục và lố bịch mà ông ta dựng lên, với thái độ kỳ thị chủng tộc, khinh miệt phụ nữ, căm thù báo chí (báo chí độc lập với chính quyền), làm ăn bất minh với Putin, màn kịch “hữu hảo” thậm chí thân mật với Tập Cận Bình, trò đùa với tên sát nhân Kim Jong Un, những tweet nộ khí sặc mùi dân tuý, biệt phái và hung hăng. Cuối cùng, nhắc lại tội phạm của Bắc Kinh trong việc để đại dịch lan tràn cũng như sự cảnh báo quá rụt rè của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tôi đồng thời đã tố cáo tội vô trách nhiệm và lang băm của Trump trong thảm kịch đại dịch đã và sẽ gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người dân Mỹ, lên án Tổng thống Mỹ đã khinh thường các quyền con người, trong đó có quyền về sức khoẻ và bảo vệ y tế của người dân, đặc biệt những người nghèo khó.

Thế là trang FB của tôi tràn ngập những lời hạch hỏi, công kích thậm chí thoá mạ, đe doạ, từ một số người Việt sống ở Mỹ – xem ra Mỹ hơn cả Mỹ – và ở Việt Nam.

Tôi xin bình tĩnh nói với tất cả những người bạn (thiện chí hay không) ấy rằng đối với các nhân vật như Trump hay Biden, Macron hay Trọng, tôi không có phản ứng tình cảm cá nhân nào cả. Họ là những chính khách, nên tôi cảnh giác, thế thôi. Tôi xét đoán họ trên hành động của họ và đối chiếu với những điều mà tôi coi là giá trị nhân văn và chính trị. Đó là những giá trị mà tôi coi trọng nhưng không bắt buộc người khác phải chấp nhận, song đó là những gì tôi không thế câm nín hay đem ra bán. Đó là sự tôn trọng và mở rộng các quyền con người để chống lại những thảm hoạ nhân đạo, xã hội, môi trường, những xung đột chủ quyền mà những đại tập đoàn ngân hàng, tài chính và công nghiệp áp đặt lên nhân loại để kiếm lợi riêng cho mình. Tôi tin tưởng rằng chỉ có thể lật ngược cái logic tàn phá của đường lối phát triển phi tự do và sát nhân ấy bằng cách nắm vững các quyền cá nhân và quyền công dân, thông qua một cuộc tranh đấu gian khổ, nguy hiểm mà tất yếu. Quyền con người không biên giới, dân chủ củng cố và mở rộng: đó là vũ khí của tiến bộ, nền tảng và động lực của ngôi nhà chung của loài người. Nếu căn cứ vào những giá trị ấy để xét đoán Trump thì phải nói rằng nhà tỉ phú cuồng tay cuồng mồm ấy không nắm trong tay tương lai sáng sủa cho Hoa Kỳ, cũng không cho cộng đồng quốc tế mà Việt Nam là một thành tố.

Ngày nay nguy cơ đáng lo ngại đối với tôi là nạn bành trướng của Trung Quốc và của Nga, không phải chỉ vì họ mở rộng sự khai thác và huỷ hoại trên quy mô hành tinh – họ cũng không phải là những thủ phạm duy nhất – mà còn vì, nghiêm trọng hơn nữa, họ đang củng cố một hệ thống chính trị độc tài, mà trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, lại có vẻ đạt được kết quả kinh tế ổn định, vẽ ra một con đường khả dĩ, thậm chí hấp dẫn. Chúng ta đang sống trong thời đại mà công chúng có tâm lý đi tìm những “người hùng”, ăn to nói lớn, một mình quyết đoán, ra tay cứu vớt những nhân dân đang hoang mang, bị bỏ rơi, bị phản bội. Không ít người công dân sẵn sàng hy sinh quyền tự do của mình với hy vọng bảo vệ được cái ăn cái ở của mình. Thời đại mà những dòng tweet của lãnh tụ thay thế cho thảo luận nghị trường, cho thông tin báo chí khách quan, mà những sắc lệnh tình huống được soạn thảo vội vã trong hậu trường trở thành thánh kinh phải được áp dụng ngay tức thì. Trump nằm trong trào lưu ấy, làn sóng của những “người hùng dân tộc”, những “anh Hai” của xã hội đen.

Không, không thể vì những biện pháp tình thế, tạm thời – tuy là rất tích cực – của Trump chống lại Bắc Kinh mà tôi có có thể đặt tín nhiệm vào sự minh triết của một tay cao bồi trọc phú mê golf, ngày đêm bắn tweet lên mạng, bổ nhiệm và cách chức cận thần như chong chóng, ném đá vào những người phản biện như một tên độc tài. Bắc Kinh không chết và sẽ không chết vì tăng thuế nhập khẩu, vì các viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ bị đóng cửa, vì mấy điệp viên bị trục xuất. Bắc Kinh sẽ chỉ đổ vỡ trước lực đẩy dân chủ trước hết ở trong nội bộ Trung Hoa, và trong một bối cảnh quốc tế thuận lợi cho các quyền tự do. Còn Trump, với căn tính một mình quyết định mọi chuyện, với xu hướng vị kỷ và ấu trĩ rút khỏi sân khấu quốc tế, đối với tôi, không phải là con người của tình huống. Xin đừng đòi tôi phải ủng hộ một nhà độc tài tập tễnh vì lợi ích của cuộc đấu tranh chống nạn độc tài của Bắc Kinh. Tôi không cận thị đến độ ấy.

Các bạn hãy tha thứ cho tôi nếu các bạn bị sốc bởi những lời nói trên. Tình hình chính trị vừa qua của nước Mỹ đã cho tôi đo được sự yếu kém đáng buồn của các lực lượng dân chủ Việt Nam, đã hiển hiện trong sự phân cực tối đa, trong sự ám ảnh vì tình hình Mỹ đến mức quên hẳn tình hình Việt Nam. Làm như đáp án của các vấn đề nhân quyền, tự do Việt Nam trông chờ ở cứu tinh là Trump. Đây là tôi nói chung. Cá biệt thậm chí có người thề hy sinh tính mạng vì con người đội mũ cát-két đỏ. Siêu thực hơn, có vị còn hiến kế cho Trump “thành lập ban tuyên giáo (như cộng sản) để định hướng và đập tan bọn phản quốc thoái hoá, tự chuyển biến như tên Obama”. Tôi cũng được chứng kiến tận mắt các cuộc trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm có lý lẽ và hoà nhã đã nhanh chóng biến thành đấu tố, chửi rủa. Người ta chụp mũ thù địch lên mọi phát biểu, mọi thông tin, thật hay giả. Y hệt trò trêu tức “êu êu” tiếng Pháp gọi là “bisque, bisque, rage” của trẻ em lớp mẫu giáo… Bốn ngàn năm lịch sử, hy sinh đoàn kết để dân tộc trường tồn, để kiến tạo quốc gia, mà rốt cuộc, chỉ sau 45 năm “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đã xâu xé nhau vì Trump-Biden, quên hẳn những vấn đề dân tộc trọng đại để chú tâm đếm phiếu ở Pennsylvania hay bang nào khác: đau đớn thay! Cả một trò nghi binh, một món quà quý mà Donald Trump đã mang tặng Nguyễn Phú Trọng và đồng chí của ông là Tập Cận Bình! Có đa nghi quá không, nếu tôi ngờ rằng không ít dư luận viên đã được chính quyền trả tiền để đổ thêm dầu vô lửa của các mạng xã hội.

Tin tưởng rằng sự hợp tác nhà nước – nhà nước giữa Mỹ và Việt Nam sẽ mang lại dân chủ ở Việt Nam và độc lập đối với Trung Quốc, theo tôi là một điều hoàn toàn sai lầm. Năm 2017, nhân dịp phó hội thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, Trump đã nhắc tới Hai Bà Trưng và nói đại ý “Hãy tự cứu, rồi Trời sẽ giúp người”. Bài học cay đắng của nhân dân Tây Ban Nha còn đó. Chế độ độc tài và ngục tù đẫm máu của Franco đã trường tồn suốt 30 năm sau khi chế độ phát xít của Hitler sụp đổ cũng nhờ sự hợp tác hữu hảo và sự tiếp máu kinh tế của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Tự do và quyền con người ít khi nào nằm trong cuộc thương lượng cả gói dẫn tới hiệp định thương mại hay mậu dịch giữa các quốc gia. Chẳng bao giờ nằm trong cái gùi lưng của ông già Nô-en, dù là Trump hay Biden, đó là kết quả những cuộc đấu tranh cam go nhất của nhân dân. Ngoài ra, chỉ là ảo tưởng!

A.M.

Tác giả gửi BVN


Liên quan:

20 comments

  1. Tôi đả đọc bài này mấy lần rồi, nhưng hôm nay đọc lại vẫn bị sốc, và vẫn sốc nặng, giống như lần đọc đầu-tiên.
    Chuyện có thật:
    Quít đường rất ngọt của miền Nam, nhưng nếu đem ra trồng ở Ba Đình Hà Nội của miền Bắc thì thành quít chua, rất chua, chua đến mức vải cả nước đái. Đó là do thổ-nhưỡng.
    Công-dân Pháp mà ở bên Pháp thì là con người văn-minh tiến-bộ, đầy-đủ phẫm-chất con người, nhưng nếu đưa sang Việt Nam sống trong môi-trường ngục-tù bẫn-thỉu đầy-tràn tội-ác chống lại loài người của Cộng Sãn Việt Nam, thì tất-nhiên nó phải trở thành kẻ dả-man, mọi-rợ tệ-hại nhất của thời Trung-cổ là điều chắc-chắn.
    Và, cái người ‘Tây lai Hồ Cộng’ André Menras Hồ Cương Quyết này còn tệ hơn thế rất nhiều.
    Khi hắn-ta đội cái tên Hồ Cương Quyết lên đầu, với ngụ-ý là con nuôi của Hồ Tập Chương, thì nước Pháp không còn dính-líu gì đến hắn-ta nửa. Hắn-ta đả hoàn-toàn thuộc về cái tập-đoàn địa-ngục tội-ác ngập trời là băng-đãng mafia Việt-gian Cộng-sãn Hồ Tập Chương.
    Đọc những hàng chử bẫn-thỉu khốn-nạn của hắn-ta, thì đá-sỏi cũng phải nổi giận lên tiếng chửi-rủa.
    Hắn ta quen cái thói cởi trên-đầu trên-cổ mấy anh già Bọ-xít, nên coi trời bằng cái vung. Đáng thương cho mấy anh già Bọ-xít.
    Đi với Phật mặc áo cà-sa, đi với Ma thì phải mặc áo giấy.
    Đối-phó với tên ‘Hồ André cặn-bả’ này thì dỉ-nhiên khó mà dùng những chử sạch-sẻ với hắn-ta.
    Tôi chấp-nhận làm người ở dơ để chửi-mắng tên siêu-mọi-rơ này.
    Tên khốn-nạn, mi đáng được ở trong hố phân đời-đời kiếp-kiếp!
    Mi dùng những chử-nghỉa như vậy đối với Tỗng Thống Hoa Kỳ, thì ta có quyền dùng những chử bẫn-thỉu nhất dành cho ngươi, là kẻ không đáng hưỡng những thứ sạch-sẻ.

    Thích

    • “Thằng tỉ phú to mồm này không có một chút nguyên tắc tự hào nào. Một mặt nó tuyên chiến (bằng miệng) với TQ, đồng thời nó sẵn sàng bán bố mẹ cho chúng. Một thằng hề quá nguy hiểm!” (Kèm theo là một bức ảnh TT Trump bị photoshop làm cho méo mó).
      *
      Tên ‘đốn-mạt ăn cám’ nào đả viết những dòng chử này.
      Nhóm ‘đồng-bọn chó đẻ’ nào đả tung-hô, hoan-nghênh những hàng chử này.
      Bầy-lủ khốn-kiếp.
      Mắt đền mắt, răng đền răng.

      Thích

    • Ủng hộ bác chiện này . Thằng tây Cộng Sản với cái tên nghe như hồng vệ binh, tất cả những gì zìa nó đều khốn nạn, đốn mạt . Những cuốn phim xến sặc sụa của nó cũng mang đủ bản chất khốn nạn & đốn mạt của nó . Những ai tự nhận làm bạn của nó cũng tự thể hiện bản chất của mình . Không một ai trong bọn họ có bất cứ 1 quyền nào để nhân danh dân tộc Việt đứng ra làm bạn với thằng tây Cộng Sản khốn nạn và đốn mạt như nó . Những người tự hào vì là bạn của nó, dân tộc Việt nên tẩy chay .

      Bai zờ vê, 1 thằng tây còn khốn nạn hơn Hồ Cương Quyết -tên nghe như hồng vệ binh 1 thời- mà máu thịt của nó đã thành “khí thiêng sông núi” cho dân Việt ta tha hồ hấp thụ, là Goerges Boudarel. Thằng này là lính tây theo Cộng Sản, có riêng nhiệm vụ là tra tấn tù binh Pháp, 1 thứ Klaus Barbie hết biết phải dùng gì để tả . Đất nước của dân tộc mà tụi Cộng Sản cứ xem như của mềnh, tha hồ làm ô uế, nhơ nhuốc . Yên tử thì nhét bài vị của Cộng Sản Võ Văn Kiệt vào, tro tàn của 1 thằng tây Cộng Sản tội ác sánh ngang với Klaus Barbie thì đem hòa vào “khí thiêng sông núi”! Đến Cao Biền sống lại cũng phải lạy mấy bác làm thầy .

      Thích

  2. Zìa anh chàng Cộng Sản Pháp này, tớ vưỡn thích cái tên nghe kêu như Hồng Vệ Binh ngày xưa, Hồ Cương Quyết . Dạo này hổng thấy ai nhắc tới cái tên Hồng Vệ Binh của ảnh nữa ?

    Bài của cái ông tây lấy tên nghe như hồng vệ binh, nói chung, well, wtf you expect từ 1 tay trí thức ba rọi thiên tả ?

    “đối chiếu với những điều mà tôi coi là giá trị nhân văn và chính trị”

    Sure man.

    Anh Ba nói đúng “Người trí thức, lại bị cái tôi quá lớn, thì đôi khi ngây thơ, kém nhạy cảm và láu cá chính trị hơn dân đen đấy”. Tất nhiên, không chỉ bó buộc trong trường hợp ông tây có cái tên nghe như hồng vệ binh . Khi họ kéo cả thần linh, nghiệp chướng về phía mình, rùi dọa làm Chu Mọng Lông tu cả keo thì … hết biết!

    “Có đôi người cứ hoảng hốt lo là cuộc tranh cãi này sẽ “chia rẽ” phong trào …”

    Tớ đồng ý với anh Ba chỗ này, là họ nhầm . Thứ nhứt, cái fong chào này cần chia rẽ . Hiện giờ cái-gọi-nà fong chào có rất nhiều hạt sạn, 1 số thiên tả . May quá họ đã được tạm giữ . Cái này là chanh nuận để tìm za chân ní . Đúng là đa phần chong zới đấu zanh ủng hộ Tổng thống Trump, nhưng cũng có 1 dúm ngừ hổng nhìn ra chân ní . Họ chính là nguyên nhân gây mất đoàn kết chong giới đấu zanh . Thử hỏi níu tất cả mọi ngừ chong zới đấu zanh đìu ủng hộ Tổng thống Trump thì nàm zì có vứn đề chia rẽ, hay mất đoàn kết . Đúng hông ? Níu hổng đoàn kết nhứt chí được chong chiện này, good riddance. Quý hồ tinh tinh, bất quý hồ đa . Ai thiên tả thì nên nằm nhà hoặc nằm nhà đá . Zới đấu zanh đã nhứt chí chiện bất bạo động, aka lên án, tẩy chay những ý tưởng, hành động mang tính bạo lực . Chỉ cho phép níu ngừ đó là đảng viên, như lão Kềnh . Nên chăng đưa ủng hộ Tổng thống Trump thành 1 điều ngang với bất bạo động, tức là lên án, tẩy chay những kẻ thiên tả, ăn xít dâm chủ, đả phá Tổng thống Trump?

    Qua đây, ta có thể rút ra được 1 số đặc điểm của 1 người chống Trump điển hình

    -Thân Tàu hoặc ảnh hưởng văn hóa Tàu . Như ông tây có cái tên Việt nghe như hồng vệ binh, những ngừ hiện đang sống & làm việc tại những quấc gia mà tiếng Tàu là phổ biến .

    -Thiên tả . Như ông tây tự phong cho mình cái tên nghe như hồng vệ binh, người cóc cần biết về đạo đức thì vừa được mời đi tạm giữ .

    -Có quá khứ ủng hộ Cộng Sản . Như ông tây mang cái tên nghe như hồng vệ binh, 1 bác sĩ đang làm việc ở Úc, đồng chí thoái hóa mang tên Chim mi, đồng chí tiến sĩ xuyên quyền thế …

    -Trí thức mắc bịnh vĩ cuồng . Họ lôi thần linh, nghiệp chướng về phía mình, dọa Chu Mọng Lông đến tu keo . Yepper, cái ông tây có tên nghê như hồng vệ binh .

    “một người bạn Pháp chân thành của dân tộc Việt Nam, từ nhiều thập kỷ nay đã dấn thân hết mình cho độc lập, tự do của đất nước Việt, cho mục tiêu hạnh phúc, bình đẳng, bình quyền thật sự của con người Việt Nam”

    Người Việt sẽ nhớ ơn ông tây có cái tên hồng vệ binh này hơn níu hắn hổng làm gì hết .

    “Vì dấn thân mà ông từng phải nếm cơm nhà tù dưới chế độ Sài Gòn trước 1975”

    Nên cho ổng nếm cơm trại tạm giữ . Xem cơm quấc gia & cơm Cộng Sản, cái nào ngon hơn . Giữa ăn cơm quấc gia thờ ma Cộng Sản & ăn cơm Cộng Sản thờ ma tư bửn … theo tớ là 1 chín 1 mừ .

    Bai zờ vê, lão ăng dê măng zát này là Cộng Sản . Câu nói của Tổng thống Ngụy .

    Thích

    • Chúc mừng bác . Ngày xưa Cộng Sản lôi kéo đám du thủ du thực, du côn du kề Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu … cũng bằng cách này đấy ạ .

      Đảng Cộng Sản nên học anh Ba . Tốt hơn nghị quyết 36 zìa hòa hợp hòa zải zâng tộc nhìu .

      Thích

  3. “… Bốn ngàn năm lịch sử, hy sinh đoàn kết để dân tộc trường tồn, để kiến tạo quốc gia, mà rốt cuộc, chỉ sau 45 năm “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đã xâu xé nhau vì Trump-Biden, quên hẳn những vấn đề dân tộc trọng đại để chú tâm đếm phiếu ở Pennsylvania hay bang nào khác: đau đớn thay! …”

    Tủi hổ cho những người tự nhận là trí thức Việt Nam, chữ nghĩa bề bề chỉ được dùng để phô trương kiến thức mót nhặt đó đây bằng cách hung hăng đả kích quẫy đạp nhau hơn là góp phần xây dựng.

    Việt Nam có phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ không nhỉ?

    Thích

    • Níu lỡ dại bọn ăn xít dâm chủ lên nắm quyền hành, Việt Nam cùng lắm chỉ thành 1 vùng liên hiệp của Mỹ như Puerto Rico thui, chứ còn lâu mới được hưởng quy chế tiểu bang .

      Vùng liên hiệp có nghĩa có nghĩa vụ đi lính nhưng hổng có quyền bầu cử . Có đại diện trong quốc hụi nhưng hổng được bầu . Dân hổng được các quyền lợi của 1 công dân chính thức, hổng được đi bầu, đi vô Mỹ cần bát bo, và nếu mún zô Mỹ nội địa thì phải qua các thủ tục di dân ngang với tụi bad hombres. Ngư dân có làm gì thì tự lo mí nhau . Chỉ được mỗi quyền ẳng níu nước lạ có dã tâm xâm lược . Ngoài ra hổng có quyền gì hết .

      Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.